Read More

Slide 1 Title Here

Slide 1 Description Here
Read More

Slide 2 Title Here

Slide 2 Description Here
Read More

Slide 3 Title Here

Slide 3 Description Here
Read More

Slide 4 Title Here

Slide 4 Description Here
Read More

Slide 5 Title Here

Slide 5 Description Here

Monday, January 1, 2001

Con nói cha đánh chửi mẹ, tòa cho ly hôn

Không có chứng cứ từ chính quyền địa phương về việc chồng đánh chửi vợ nên tòa đã dựa vào lời khai của đứa con nhỏ.

Chị Mai và anh Nam tổ chức đám cưới vào năm 1999 và một năm sau đã tiến hành đăng ký kết hôn theo quy định. Trước đó anh chị đã quen biết từ rất lâu, tìm hiểu nhau khá kỹ.

Vì chuyện ăn nhậu

Vợ chồng anh Nam chung sống hạnh phúc đến năm 2016 thì phát sinh mâu thuẫn trầm trọng. Lý do, chị vợ cho rằng chồng thường xuyên ăn nhậu, mắng chửi xúc phạm vợ, cũng từ đó cuộc sống giữa hai người không còn hòa hợp nữa.

Chị đã nhiều lần khuyên nhủ nhưng anh vẫn không khắc phục được việc nhậu nhẹt quá chén. Sau đó hai người đã sống ly thân. Cuối cùng chị gửi đơn ra tòa yêu cầu ly hôn với anh. Trong đơn chị yêu cầu rõ là xin được nuôi con chung và không yêu cầu anh cấp dưỡng nuôi con chung.

Đơn xin ly hôn của chị được TAND huyện Cái Bè, Tiền Giang thụ lý giải quyết. Mới đây tòa đã đưa vụ án ra xét xử sau nhiều lần thẩm phán mời hai bên lên hòa giải bất thành.

Tại phiên tòa, anh Nam cho rằng mâu thuẫn giữa vợ chồng anh kéo dài nhưng không có gì trầm trọng, chỉ là bất đồng ý kiến. Anh cũng cho rằng mình không có những lời lẽ xúc phạm đối với vợ như chị Hoa trình bày.

Anh nói rằng mình có ăn nhậu nhưng ít và hứa sẽ khắc phục, sửa chữa lỗi lầm, mong chị cho anh cơ hội để vợ chồng đoàn tụ. Từ đó anh không đồng ý ly hôn theo yêu cầu của vợ. Trong khi chị thì kiên quyết xin được ly hôn vì quan hệ vợ chồng không thể cứu vãn được.

Tòa cho ly hôn

HĐXX nhận định nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn gia đình bắt nguồn từ việc anh Nam ăn nhậu và có lời lẽ xúc phạm chị Hoa, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của chị với bạn bè, đồng nghiệp. Trong thời gian ly thân hai người cũng đã tìm cách giải quyết mâu thuẫn nhưng không đạt được tiếng nói chung.

Hơn nữa, từ lúc tòa án thụ lý vụ án đến khi xét xử, mặc dù anh chị đã được động viên đoàn tụ nhiều lần nhưng phía chị Hoa xác định tình cảm vợ chồng không còn nên kiên quyết ly hôn. Anh không đồng ý ly hôn, thiết tha xin được đoàn tụ nhưng lại không có biện pháp gì hiệu quả để hàn gắn tình cảm vợ chồng.

Theo xác nhận của ban quản lý ấp nơi anh chị cư trú gửi tòa án thì họ không nắm được mức độ mâu thuẫn và sự việc xô xát cụ thể giữa hai anh chị. Hiện hai người sống ly thân, con chung ở với mẹ. Thế nhưng qua làm việc với cháu Tú, là con chung của hai người, thì cháu trình bày hai người có xảy ra mâu thuẫn, cha thường xuyên chửi mẹ, đôi khi còn đánh mẹ.

Từ đó HĐXX cho rằng tình cảm vợ chồng không còn khả năng hàn gắn, đoàn tụ, mục đích hôn nhân không đạt nên xem xét cho được ly hôn. Tòa cũng quyết định giao con chung là cháu Tú cho chị Hoa trực tiếp nuôi dưỡng, phía anh Nam không phải cấp dưỡng nuôi con chung.

Theo một thẩm phán chuyên xử án ly hôn tại TAND TP.HCM, đôi khi việc xác định nguyên nhân phát sinh tranh chấp giữa vợ chồng là rất khó khăn khi chính quyền địa phương không nắm được.

Do đó, thẩm phán cần khai thác các kênh thông tin là những người thân trong gia đình của vợ chồng để có hướng giải quyết vụ án. Trong vụ án trên, thẩm phán đã khai thác thông tin từ con chung của vợ chồng để xác định nguyên nhân mâu thuẫn, điều này luật cho phép.

*Tên nhân vật đã được thay đổi

Căn cứ lấy lời khai của trẻ

Theo khoản 1 Điều 89 Luật Hôn nhân và gia đình, tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì cho ly hôn. Do đó, với vụ án hôn nhân và gia đình có liên quan đến người chưa thành niên, việc thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định nguyên nhân phát sinh tranh chấp là bắt buộc.

Để xác định nguyên nhân phát sinh tranh chấp, khoản 3 Điều 208 BLTTDS 2015 quy định: Đối với vụ án hôn nhân và gia đình liên quan đến người chưa thành niên, trước khi mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự thì thẩm phán, thẩm tra viên được chánh án tòa án phân công phải thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp.

Khi thấy cần thiết, thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh tranh chấp và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án.

Một thẩm phán TAND TP.HCM

Theo Pháp luật TPHCM

Bài viết thuộc chuyên mục Pháp luật

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Tags

pháp luật

0

Read More

Điều ít biết về Đại tá Phùng Danh Thắm dính dây 'Út Trọc' bị khởi tố

Đại tá Phùng Danh Thắm, Tổng Giám đốc Công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng, vừa bị khởi tố về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Mở rộng điều tra vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Tổng Công ty Thái Sơn, cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Trần Xuân Sơn, Giám đốc Chi nhánh Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn tại Bình Dương; ông Trần Văn Lâm, Tổng Giám đốc điều hành Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn; khởi tố bị can và ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Đại tá Bùi Văn Tiệp, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 367, Quân chủng Phòng không - Không quân, về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Cơ quan chức năng cũng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Đại tá Phùng Danh Thắm, Tổng Giám đốc Công ty Thái Sơn về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Đại tá Phùng Danh Thắm, Tổng Giám đốc Công ty Thái Sơn.Đại tá Phùng Danh Thắm, Tổng Giám đốc Công ty Thái Sơn.

Tổng công ty Thái Sơn (Thaison Group) tiền thân là Công ty Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Nhiệt đới (TROPICO) được thành lập ngày 22/4/1991 theo Quyết định số 128/QĐQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Trong mấy năm gần đây, với sự chuyển đổi hình thức hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con, quy mô hoạt động của Thái Sơn được tăng lên nhiều lần không chỉ về tài sản, vốn mà phát triển cả về nhân lực, công nghệ và thị trường.

Tổng công ty Thái Sơn có rất nhiều đơn vị thành viên, có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước hoạt động trên nhiều lĩnh vực như sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; ứng dụng và chuyển giao công nghệ; dịch vụ khoa học kỹ thuật; tư vấn thiết kế, thi công các công trình xử lý chất rắn, hệ thống cấp nước, nước thải, khí thải,...

Tốt nghiệp đại học ra trường từ khi còn rất trẻ, Đại tá Phùng Danh Thắm đã gắn bó với Công ty Thái Sơn kể từ ngày đầu thành lập. Đại tá Phùng Danh Thắm được biết là người mạnh dạn cho chuyển hướng kinh doanh và triển khai các hoạt động thương mại, dịch vụ trong và ngoài nước của DN này.

Quá trình hoạt động kinh doanh, Tổng giám đốc Công ty Thái Sơn Phùng Danh Thắm đã được tặng nhiều phần thưởng như: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ từ năm 2001-2003; Bằng khen "Doanh nhân tiêu biểu khối doanh nghiệp Trung ương năm 2006"; Doanh nhân tiêu biểu của Quân đội năm 2006, Doanh nhân Sài Gòn tiêu biểu năm 2006, Doanh nhân Quân đội tiêu biểu năm 2007, Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2007...

Khi còn đương quyền Tổng giám đốc, ông Phùng Danh Thắm luôn là người kêu gọi xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Theo Đại tá Phùng Danh Thắm, văn hóa doanh nghiệp là loại tài sản vô hình, vô giá, nó trở thành một trong những công cụ giúp gia tăng giá trị thương hiệu.

Ông Phùng Danh Thắm đã từng phát biểu: Ngay cả những khi gặp khó khăn nhất, một doanh nhân chân chính vẫn phải tâm niệm tôn chỉ kinh doanh không đi ngược lại truyền thống văn hóa của dân tộc, không bị lu mờ bởi tính thực dụng, đua chen. Nếu kinh doanh mà thiếu “tâm”, đến một lúc nào đó khách hàng, đối tác cũng sẽ quay lưng. Doanh nghiệp có thể có lợi trước mắt nhưng tự hại mình về lâu dài. Để tình trạng kinh doanh thiếu “tâm” và “tín” cứ “xâm lấn” dần vào các doanh nghiệp thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thu hút đầu tư, đến nền tảng văn hóa kinh doanh, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế bền vững của đất nước và lực lượng doanh nhân Việt sẽ thiếu tự tin khi sánh vai cùng doanh nhân các nước.

Theo VietnamNet

Bài viết thuộc chuyên mục Pháp luật

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Tags

pháp luậtĐại tá Phùng Danh Thắm"Út Trọc"

0

Read More

Giăng bẫy "việc nhẹ lương cao" để lừa bán thiếu nữ sang Trung Quốc

Dân trí Nghe lời giới thiệu sang Lào làm công nhân với mức lương mơ ước, cô gái trẻ huyện Tương Dương, Nghệ An háo hức ra đi. Cô không biết rằng mình đang bị nhóm buôn người đưa sang Trung Quốc bán.

Ngày 2/5, Trung tá Trần Phúc Tú – Trưởng Công an huyện Tương Dương, Nghệ An - cho biết, đơn vị vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Kha Văn Ngọc (SN 1964, trú xã Lạng Khê, Con Cuông, Nghệ An) và Lô Thị Thuyên (SN 1964, trú tại xã Mỹ Lý, Kỳ Sơn, Nghệ An) về tội “Mua bán người”.

Lô Thị Thuyên tại Công an huyện Tương Dương

Lô Thị Thuyên tại Công an huyện Tương Dương

Trước đó, cuối tháng 2/2018, Công an huyện Tương Dương nhận được đơn tố cáo của Kha Thị Lim (SN 1991, trú xã Mai Sơn, Tương Dương). Trong đơn, Kha Thị Lim tố cáo bị bà Lô Thị Thuyên lừa bán sang Trung Quốc vào năm 2014. Sau đó, Lim bị bán làm vợ một người đàn ông Trung Quốc, phải chịu cuộc sống khổ cực. Sau gần 4 năm, khi có một đứa con với người chồng bên này, Lim mới được nhà chồng cho về thăm nhà.

Từ tố cáo của Lim, Công an huyện Tương Dương đã vào cuộc xác minh. Khi được triệu tập đến cơ quan công an, bà Lô Thị Thuyên khai nhận, được Kha Văn Ngọc “đặt hàng” tìm các cô gái trẻ đưa sang Trung Quốc bán lấy tiền. Cứ đưa được mỗi người sang Trung Quốc sẽ được nhận từ 20-30 triệu đồng.

Bà Thuyên tìm đến nhà Lim. Để gia đình cô gái đồng ý, người phụ nữ này nói là đang tìm người đi làm công nhân dệt may ở Lào cùng với con gái mình. Bà Thuyên quảng cáo: Công việc chủ yếu là thêu thùa nhẹ nhàng, lương 5 triệu đồng/tháng, nếu chăm chỉ có thể được nhiều hơn; làm việc trong nhà máy, không phải cái cảnh cắm mặt xuống rẫy trỉa từng hạt ngô, hạt lúa, chả mấy chốc mà thay da đổi thịt...

Chiếc bẫy bà Thuyên giăng ra nhanh chóng dụ được con mồi. Ở nơi thâm sơn cùng cốc này, 5 triệu đồng/tháng là cả một số tiền lớn. Hơn nữa, Lim cũng muốn đi xa, xem thế giới bên ngoài có đẹp đẽ như viễn cảnh bà Thuyên giới thiệu hay không? Cô đồng ý sang Lào cùng bà Thuyên.

Kha Văn Ngọc đang bị tạm giam để phục vụ điều tra

Kha Văn Ngọc đang bị tạm giam để phục vụ điều tra

Chiều ngày 2/9/2014, bà Thuyên đón Lim về nhà mình ngủ để sáng mai kịp xe đi Lào sớm. Sáng 3/9/2014, Thuyên giao Lim cho Kha Văn Ngọc đưa xuống Vinh. Tại đây, Ngọc giao Lim cho một người phụ nữ tên Ỏn. Ỏn bắt xe khách đưa nạn nhân ra cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) rồi vượt biên sang Trung Quốc, giao cho một người phụ nữ tên Thế (người Việt Nam lấy chồng và sinh sống bên này).

Gần 1 tháng sau, Thế bán Lim cho một người đàn ông Trung Quốc với giá 5,5 vạn nhân dân tệ. Ỏn gửi về cho Ngọc và Thuyên 45 triệu đồng. Theo thỏa thuận từ trước, Lô Thị Thuyên được hưởng 15 triệu đồng.

Sau khi bị bán sang Trung Quốc, Kha Thị Lim tìm cách liên lạc về với gia đình báo tin. Biết con gái mình bị lừa bán sang Trung Quốc, bố của Lim tìm đến nhà bà Thuyên để hỏi cho rõ thì được Thuyên hứa sẽ trả cho 80 triệu đồng để đền bù. Qua nhiều lần, Thuyên và Ngọc đã đưa cho gia đình Lim tổng cộng 53 triệu đồng.

Từ lời khai của Lô Thị Thuyên, Công an huyện Tương Dương đã bắt giữ Kha Văn Ngọc. Quá trình đấu tranh, Kha Văn Ngọc đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Tại cơ quan điều tra Ngọc cho biết mình được người phụ nữ tên Ỏn nhờ tìm phụ nữ đưa sang Trung Quốc lấy chồng nhưng Ngọc không biết Ỏn hiện đang ở đâu.

Hiện vụ việc đang được Công an huyện Tương Dương khẩn trương điều tra làm rõ để xử lý các đối tượng trước pháp luật.

(Tên nạn nhân đã được thay đổi)

Theo Hoàng Lam

Dân Trí

Bài viết thuộc chuyên mục Pháp luật

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Tags

lừa bán

0

Read More

Thực nghiệm hiện trường vụ giết người phi tang xác trong bụi chuối

Trưa nay, cơ quan công an đã dẫn giải nghi phạm Chử Tuấn Sơn ra hiện trường để dựng lại vụ việc.

11h15, Công an quận Nam Từ Liêm (TP Hà Nội) đã dẫn giải đối tượng Chử Tuấn Sơn (SN 1969, trú tại phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) đến khu vực đường đường Tân Mỹ, phường Mỹ Đình 1 để thực nghiệm hiện trường vụ nam sinh Vũ Thanh T. (22 tuổi) bị sát hại rồi phi tang.

Tại đây đối tượng đã từng bước thực nghiệm lại hành vi phi tang xác nạn nhân.

Cơ quan công an có mặt tại khu vực hiện trường

Xe chở nghi phạm đến khu vực nghi phạm Sơn vứt xác nạn nhân

Nghi phạm Sơn đang thực nghiệm lại hiện trường (nghi phạm Sơn áo đen)

Người dân theo dõi vụ việc

Trước đó, Sơn đưa nạn nhân về nhà mình vào ngày 9/4 và sát hại nạn nhân. Sau đó Sơn mang xác nạn nhân đến bãi rác để phi tang. Đến ngày 24/4, một người dân khi đi nhặt đồng nát đã phát hiện.

Sau khi đưa đối tượng về nhà, công an đã đưa Sơn ra khu vực đối tượng phi tang xác nạn nhân. Có nhiều người dân hiếu kỳ theo dõi cơ quan chức năng làm việc. Ngay sau đó, ngày 25/4, Công an đã bắt được đối tượng gây án là Chử Tuấn Sơn khi người này lẩn trốn trong miền Nam.

Nghi phạm Sơn đang thực nghiệm hiện trường (Ảnh: Người đưa tin)

Tại hiện trường, Sơn đã thực hiện lại hành vi phi tang xác nạn nhân. Việc thực nghiệm chỉ diễn ra trong vòng 10 phút sau đó cơ quan công an nhanh chóng áp giải đối tượng về trụ sở.

Theo Nhị Tiến/Vietnamnet

Bài viết thuộc chuyên mục Pháp luật

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Tags

pháp luật

0

Read More

Tài xế ôtô khai mất dây chuyền 2 cây vàng sau xô xát với 2 thanh niên

Anh Nhân báo mất sợi dây chuyền vàng trị giá trên 70 triệu đồng sau khi xô xát với hai thanh niên trên đường.

Clip ghi lại cảnh người đàn ông nghi lấy dây chuyền vàng sau xô xát Tài xế ôtô cho rằng mình bị hai thanh niên đi đường giật sợi dây chuyền vàng 70 triệu đồng sau khi xô xát.

Ngày 29/4, trung tá Phan Thanh Ba, Trưởng công an phường Khuê Mỹ (quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng), cho biết đang truy tìm hai thanh niên đi xe máy trong vụ xô xát với người đi ôtô.

Đêm 19/4, anh Trần Anh Nhân (30 tuổi, ngụ Quảng Nam) lái ôtô từ trung tâm TP Đà Nẵng về thị xã Điện Bàn. Đến ngã ba đường Lê Văn Hiến - Doãn Uẩn (phường Khuê Mỹ) thì suýt va chạm với một thanh niên xe đi máy biển số Đà Nẵng. Hai bên đã cãi nhau rồi anh Nhân lên ôtô bỏ đi.

Nam thanh niên được cho là cầm sợi dây chuyền vàng (khoanh đỏ). Ảnh: Cắt từ clip.

Nam thanh niên được cho là cầm sợi dây chuyền vàng (khoanh đỏ). Ảnh: Cắt từ clip.

Người lái xe máy sau đó cùng một thanh niên đi SH biển số Đà Nẵng đuổi theo và chặn đầu ôtô của anh Nhân. Tài xế ôtô xuống xe thì xảy ra xô xát.

Thấy một trong hai người đi xe máy hung hăng nên tài xế quay lại ôtô. Khi anh Nhân vừa ngồi vào buồng lái thì một người đưa tay vào khe hở của kính chắn gió (chưa được kéo lên) để túm cổ áo tài xế. Người còn lại được cho là giật sợi dây chuyền của anh Nhân.

"Lúc đó tôi hoảng sợ, không để ý đến việc mất tài sản nên lùi xe rồi bỏ chạy. Khi về đến nhà thì phát hiện mình bị mất sợi dây chuyền hơn 2 cây vàng trị giá 70 triệu đồng nên trình báo công an", anh Nhân nói.

Theo trung tá Ba, khi cơ quan trích xuất camera để xác minh vụ việc thì thấy hai bên xảy ra cự cãi, xô xát. Tuy nhiên, do hình ảnh mờ nên việc thanh niên kia có giật sợi dây chuyền vàng của người lái ôtô hay không thì cần gặp được họ mới được làm rõ.

Đường Lê Văn Hiến - Doãn Uẩn (Đà Nẵng), nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: Google Maps.

Đường Lê Văn Hiến - Doãn Uẩn (Đà Nẵng), nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: Google Maps.

Theo Zing.vn

Bài viết thuộc chuyên mục Pháp luật

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Tags

pháp luậttrộm cắptài xế ô tô mất dây chuyền vàng

0

Read More

Bắc Giang: Nghi án nổ súng tại trụ sở công ty, 1 người tử vong

GiadinhNet - Sáng 2/5, một vụ nghi nổ súng đã xảy ra tại trụ sở một công ty xây dựng đóng trên địa bàn huyện Yên Dũng (Bắc Giang) khiến 1 người tử vong tại chỗ, 1 người trọng thương.

Theo nguồi tin, nghi án nổ súng xảy ra sáng 2/5 tại trụ sở một công ty chuyên về xây dựng tại địa bàn huyện Yên Dũng (Bắc Giang).

Sau khi nghe tiếng nổ, một số người chạy đến hiện trường thì phát hiện nam giám đốc công ty đã tử vong. Bên cạnh đó là nữ chủ tịch HĐQT bị trọng thương. Người này đã lập tức được đưa đi cấp cứu.

 Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Một số nguồn tin cho hay, vào thời điểm xảy ra vụ việc chỉ có 2 người trên ở trong phòng. Do vậy, chưa thể kết luận được nguyên nhân dẫn đến vụ việc.

Chiều tối 2/5, trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, một lãnh đạo Công an huyện Yên Dũng cho biết, ngay sau khi phát hiện sự việc, Công an huyện đã báo cáo Công an tỉnh Bắc Giang để thụ lý điều tra theo thẩm quyền.

Thanh Sơn

Bài viết thuộc chuyên mục Pháp luật

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Tin liên quan

Không vay được tiền, giết người cướp tài sản

Thực nghiệm hiện trường vụ giết người phi tang xác trong bụi chuối

Tags

giết ngườinổ súnghuyện Yên Dũngnữ giam đốc bị bắn chết

0

Read More

Những người đứng đầu “Hội thánh đức chúa trời” có thể bị phạt 7 năm tù?

GiadinhNet – Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội, nếu phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, Th.s, luật sư Trần Sỹ Tiến – Giám đốc Công ty Luật Hà Nội VDT cho biết.

LTS: Thời gian gần đây, một hiện tượng tôn giáo mang tên “Hội thánh đức chúa trời” đã xuất hiện ở nhiều địa phương trong cả nước. Sau khi tham gia, hầu hết những người theo "Hội thánh đức chúa trời" đều rời bỏ gia đình, sống cách ly với các hoạt động xã hội bên ngoài. Chưa hết, người tham gia hội phải bỏ thờ cúng tổ tiên, không ăn đồ thờ cúng, di chuyển theo nhóm đến bất cứ đâu.

Trước thực trạng này, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ (BTGCP) - ông Vũ Chiến Thắng đề nghị các cấp, các ngành ở địa phương cần làm tốt công tác nắm địa bàn, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Đồng thời, ông cũng kêu gọi quần chúng nhân dân nâng cao nhận thức và cảnh giác đối với các hoạt động dụ dỗ, lôi kéo bằng vật chất và những lời tuyên truyền lừa đảo về ngày tận thế, về sự cứu rỗi của đấng linh thiêng bằng việc nộp tiền, từ bỏ cuộc sống hiện thực, từ bỏ gia đình, công việc...

Ngày 26/4, nguồn tin từ Công an huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) cho biết, cơ quan này vừa lập biên bản, trục xuất khỏi địa bàn đối với 7 người đứng đầu các nhóm của “Hội thánh đức chúa trời”.

Cùng bàn về thực trạng hoạt động của “Hội thánh đức chúa trời”, PV Báo Gia đình & Xã hội đã có cuộc trò chuyện với luật sư Trần Sỹ Tiến – Giám đốc Công ty Luật Hà Nội VDT.

PV:Chào luật sư! Thưa ông, nếu đúng như những gì báo chí phản ánh về “Hội thánh đức chúa trời” thì việc hoạt động của hội này có phải là sai phạm? Nếu như vậy những người cầm đầu hội đó có thể bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Luật sư Trần Sỹ Tiến: Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng của mọi người nhưng cũng nghiêm cấm các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, xâm phạm trật tự an toàn, đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

Theo thông tin từ nhiều nguồn thì những người tham gia “Hội thánh đức chúa trời” bị rao giảng rằng cuộc sống trần gian chính là ngục tù, hình hài do cha mẹ ban cho thật ra là lớp áo tù, nên nhất định phải sớm cởi bỏ được nó để về với Chúa.

Người theo Chúa phải uống thứ nước màu đỏ và ăn miếng bánh được cho là máu và thịt của Chúa. Sau nghi thức này, thì họ đã chính thức được công nhận là con của Chúa, sẽ được ban tặng cuộc sống vĩnh hằng ở nơi gọi là Thiên đường. Không những vậy, những người truyền giáo này con kêu gọi người theo Chúa phải đóng góp 10% thu nhập để được ở bên Chúa.

 Thời gian gần đây, một hiện tượng tôn giáo mang tên “Hội Thánh Đức Chúa Trời” đã xuất hiện ở nhiều địa phương trong cả nước. Ảnh: TL

Thời gian gần đây, một hiện tượng tôn giáo mang tên “Hội Thánh Đức Chúa Trời” đã xuất hiện ở nhiều địa phương trong cả nước. Ảnh: TL

Theo Điều 5 Luật tín ngưỡng, tôn giáo quy định các hành vi bị nghiêm cấm: Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo; Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

Tại Điều 64 Luật tín ngưỡng, tôn giáo quy định Xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo quy định: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Nếu bị khởi tố hình sự, thì người cầm đầu có thể bị áp dụng theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự 2015 về Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân: Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Nếu Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

PV: Thưa ông, Việt Nam là một đất nước đa tôn giáo. Bên cạnh những tôn giáo truyền thống cũng có những tôn giáo ngoại lai. Tuy nhiên, việc tạo điều kiện cho các tôn giáo phát triển, tạo điều kiện để người dân tự do bày tỏ đức tin không đồng nghĩa với việc buông lỏng quản lý để những thứ na ná tôn giáo có cơ hội lây lan từ địa phương này sang địa phương khác. Quan điểm của luật sư về vấn đề này như thế nào?

Luật sư Trần Sỹ Tiến: Trong luật định hay trong thực tiễn cuộc sống, chúng ta không thể không nhận rõ được tôn giáo, tín ngưỡng đã và vẫn đang tồn tại từ hàng ngàn năm nay. Hàng nghìn năm trước thì chúng ta thấy rõ nhất là Đạo Phật, rồi Đạo Nho, Đạo Thiên Chúa hay Đạo Hồi đều đã được du nhập vào nước ta.

 Th.s, luật sư Trần Sỹ Tiến – Giám đốc Công ty Luật Hà Nội VDT. Ảnh: Công ty Luật Hà Nội VDT

Th.s, luật sư Trần Sỹ Tiến – Giám đốc Công ty Luật Hà Nội VDT. Ảnh: Công ty Luật Hà Nội VDT

Ngày nay, từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi tôn giáo, tín ngưỡng là một tài sản phi vật thể quý báu của dân tộc, là nền tảng của văn hóa đặc trưng.

Ngay từ Bản Hiến pháp đầu tiên của đất nước chúng ta năm 1946 đã được nêu rõ công dân có quyền tự do tín ngưỡng. Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà, tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.

Tuy nhiên, tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo không có nghĩa là không tuân theo pháp luật, không đi theo phong tục, tập quán truyền thống. Chính vì vậy, Nhà nước ta luôn coi công tác quản lý đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo là rất quan trọng.

Điều 60 Luật tín ngưỡng, tôn giáo quy định Nội dung quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo quy định: Xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; Phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; Nghiên cứu trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo; hanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.

PV: Theo luật sư, trước thực trạng này, các nhà quản lý cần phải làm gì?

Luật sư Trần Sỹ Tiến: Chúng ta đã có luật định, chúng ta cũng có lòng dân, có cả một bề dày truyền thống đạo đức hàng nghìn năm không bị thay đổi trước những biến cố của lịch sử. Do vậy, việc phát hiện, thanh lọc và xử lý những thứ gọi “Tôn giáo na ná” thì cần phát huy công tác Quản lý Nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng, công tác xây dựng pháp luật, công tác thanh tra và xử lý vi phạm thật nghiêm minh.

Đối với mọi cá nhân thì cần thiết thực hiện quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo. Có như vậy, tôn giáo, tín ngưỡng mới được về đúng với ý nghĩa như là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

Xin cảm ơn ông!

Ngọc Thi

Bài viết thuộc chuyên mục Pháp luật

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Tin liên quan

Xuất hiện “Hội thánh Đức Chúa Trời” hoạt động trái pháp luật ở Thanh Hóa

Người cha rớt nước mắt kể cảnh tìm con bỏ học theo `Hội Thánh Đức Chúa Trời`

Bộ GD&ĐT cảnh báo nóng việc SV bị lôi kéo vào `Hội Thánh Đức Chúa Trời`

Tags

xã hộiđạo đức xã hộiHội Thánh Đức Chúa trời

0

Read More

Social Profiles

Twitter Facebook Google Plus LinkedIn RSS Feed Email Pinterest

Popular Posts

Blog Archive

Con nói cha đánh chửi mẹ, tòa cho ly hôn

Không có chứng cứ từ chính quyền địa phương về việc chồng đánh chửi vợ nên tòa đã dựa vào lời khai của đứa con nhỏ. Chị Mai và anh Nam tổ ch...